Tranh thủy mặc

 Tranh thủy mặc phát triển từ thời nhà Tống của Trung Hoa cách đây hàng ngàn năm là một dòng tranh hiền hòa, giản dị, một nghệ thuật thư pháp cao siêu, giàu triết lý – Hội họa và thư pháp song hành. Trải qua nhiều thế kỷ, dòng tranh giản dị  này đã được lưu giữ và hoàn thiện  trở thành quốc họa của Trung Hoa và được nhiều nước Châu Á đón nhận, phát huy.

Theo nghĩa cổ, thủy mặc là nước hòa với mực tàu, thuốc nước, thể hiện bằng bút lông trên loại giấy làm bằng phương pháp thủ công nhưng có chất lượng rất tốt gọi là xuyên chỉ.
 
Muốn trở thành họa sỹ vẽ tranh thủy mặc phải kiên trì tập luyện về bút pháp đến mức điêu luyện để thể hiện được sự sống động thần thái của tranh. Tuy nhiên giấy xuyến chỉ là loại rất thấm mực, cho nên trước khi vẽ, họa sỹ phải suy nghĩ để có một ý tưởng rõ ràng, chuẩn xác, một cảm xúc mãnh liệt mới có thể phóng bút vì khi đã thành tranh thì không thể sửa lại được như các chất liệu giấy khác. Độ đậm nhạt của nét vẽ được quyết định do  bút lực của họa sỹ. Tranh thủy mặc còn có thể vẽ trên giấy lụa.
 
Tranh thủy mặc có hai loại là tả thực và khái quát.
 
Loại tranh tả thực được vẽ rất chi tiết, giống với cảnh thực. (minh họa bằng 1-2-3 tranh)
 
Loại tranh tả cảnh vật một cách khái quát nhưng chứa đựng triết lý sâu xa, nhân sinh quan trong cuộc đời một cách thâm thúy. Đôi khi trong bức tranh còn được chấm phá bởi những màu son dấu  triện  khiến cho bức tranh thêm phần sinh động.
 
Bậc thầy của tranh thủy mặc Trung Hoa là Tề Bạch Thạch với những chim muông, hoa lá, cá tôm, như chim muông đang bay, đang hót, hoa lá đua nở, hoặc đang ủ rũ trong mưa, tỏa hương trong nắng, cá tôm bơi lội tung tăng sống động. Và họa sỹ Từ Bi Hồng với những bức tranh vẽ  ngựa đang tung bờm, tung vó trong một không gian sống động.( ảnh minh họa)
 
Tranh thủy mặc được yêu thích, chiêm ngưỡng chẳng những ở cố hương mà còn có sức lan tỏa ra nhiều quốc gia nhất là ở Châu Á.
 
Riêng ở nước ta cũng đã có những họa sỹ say mê, tâm huyết với tranh thủy mặc, đã tạo dựng được dòng tranh thủy mặc Việt Nam với sắc màu rực rỡ như: họa sỹ Trương Hán Minh, và các họa sỹ ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Với bức “trăm hoa đua nở” do 18 họa sỹ ở câu lạc bộ Mỹ thuật quận 5 thành phố Hồ Chí Minh thể hiện (có 3 tranh minh họa). Tác phẩm “Chợ phiên Mường Khương” của Huỳnh Tấn Bá và “Thác bản dốc”  của Huỳnh Tấn Bá theo phương pháp đương đại, cách tân.
 

TagsTranh thủy mặc