Tranh dân gian Việt Nam
- Dòng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)
- Dòng tranh dân gian Hàng Trống (Hà Nội)
- Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hà Tây)
- Dòng tranh dân gian Làng Sình (Huế)
Tranh dân gian Việt
Tranh dân gian Việt
Thế kỷ thứ XII, vào thời nhà Lý có những làng nghề, những gia đình nghệ nhân chuyên khắc ván, làm tranh. Đến thế kỷ thứ XVIII vào thời nhà Trần, nghề làm tranh đã được truyền bá rộng rãi trên cả nước. Nhiều dòng tranh mới đã xuất hiện được gọi theo tên nơi sản xuất. Mỗi nơi có một phong cách riêng với kỹ thuật pha chế tạo nhiều màu và nguyên liệu làm tranh khác nhau. Nhưng kỹ thuật chủ yếu vẫn là phương pháp khắc ván rồi sao in ra nhiều bản.
Ngoài ra còn có những bản vẽ tay của các nghệ nhân – chủ yếu là tranh thờ của các dân tộc miền núi phía Bắc. Tranh dân gian thường được in hoặc vẽ trên giấy dó, là loại giấy có đặc tính chống ẩm rất cao.
Màu sắc tranh dân gian thường được tạo nên bằng nguyên liệu dân dã, đơn giản lấy từ thiên nhiên, những màu đó lại được pha với dung dịch hồ nếp tạo cho tranh có một sự trong trẻo óng ả.
Tranh dân gian có bố cục sinh động và gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân và sự thiêng liêng cao quý nơi thờ cúng và những đề tài về lịch sử. Tranh thường chuyển tải mong ước của người dân về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, phê phán thói hư tật xấu, đề cao đạo lý, giáo dục đạo đức cho mỗi người xem tranh.
Tranh dân gian có thể chia làm 04 loại:
1. Tranh thờ treo ở đình chùa, đền điện, phủ, nhà dân.
2. Tranh chúc tụng, tranh tết.
3. Tranh sinh hoạt.
4. Tranh minh họa lịch sử.
Tranh Đông Hồ có đề tài phong phú phản ánh mối quan hệ xã hội ở nông thôn Bắc Bộ. Dòng tranh này phát triển mạnh nhất từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX là dòng tranh sử dụng ván khắc gỗ để in tranh. Tranh có bao nhiêu màu thì in bấy nhiêu lần – đối tượng phục vụ chủ yếu là người dân nông thôn Miền Bắc. Tác phẩm chủ yếu là: Hứng dừa, Thầy đồ cóc, Đánh ghen, Gà vịt, … Tranh Đông Hồ là biểu tượng văn hóa của người Việt.
Tranh Hàng Trống được sản xuất chủ yếu ở phố Hàng Trống, Hàng Nón (phố cổ Hà Nội) – chủ yếu là thể loại tranh thờ với sắc thái uy nghi được thể hiện công phu. Với các gam màu chủ đạo là: làm và hồng, đôi khi them màu lục, đỏ, da cam, vàng. Tranh Hàng Trống không in bằng ván khắc từ đầu tới cuối mà chỉ in những đường nét chính sau đó lại tô vẽ lại bằng tay, dung bút mềm quệt phẩm nước, tạo những độ đậm nhạt tinh tế uyển chuyển đáp ứng được thị hiếu chốn kinh kỳ. Tác phẩm tiêu biểu là: Ngũ hổ, Chợ quê, Bịt mắt bắt dê, …
Tranh Kim Hoàng có xuất xứ từ hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng, không sử dụng giấy điệp của Đông Hồ, giấy xuyên của Hàng Trống mà là giấy đỏ, giấy hồng điều, giấy tàu vàng. Tranh Kim Hoàng thường được làm từ rằm tháng 11 âm lịch tới Tết Nguyên Đán để phục vụ tết. Tranh minh họa: ….
Tranh làng Sình (Huế): làng Sình nằm ven bờ sông Hương – chuyên làm tranh phục vụ việc thờ cúng tín ngưỡng, tranh có nhiều khổ khác nhau. Tranh làng Sình với đường nét bố cục thô sơ chất phác nhưng sự độc đáo của tranh là ở cách tô màu. Bản khắc được đặt ngửa dưới đất rồi dùng một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu gọi là “phết” – dùng phết quét màu đen lên trên ván in, phủ giấy lên trên, dùng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh nhỏ, đặt từng tệp giấy xuống dưới rồi lấy ván in dập lên. Khi bản in đen đã khô thì đem tô màu, mỗi tranh đều có sự hòa sắc phù hợp, mỗi màu có một chỗ cố định trên tranh. Đã có những thời kỳ những dòng tranh dân gian phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng có những dòng tranh bị mai một và gần như không còn tồn tại nữa nhưng giá trị to lớn của nó còn tồn tại và là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt