Nghệ sỹ đồ họa

Họa sỹ - nhà đồ họa Nguyễn Gia Trí

ảnh chân dung họa sỹ Nguyễn Gia Trí

Nguyễn Gia Trí, một trong những họa sỹ hàng đầu có những đóng góp cho những bước khởi nguyên và sự phát triển của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn là bốn cây đại thụ  của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam( nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn).

Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1936 và là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó Ông đã được mệnh danh là " cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam. Với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây để tạo ra những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc.

Những tác phẩm của Ông có thể tìm thấy trong viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật Sài Gòn.

Vào thập niên 40 của thế kỉ XX, khi chuyển sang sáng tác chuyên về chất liệu sơn mài, đã tạo ra được một phong cách riêng. Chủ đề quen thuộc là những thiếu nữ duyên dáng, nhàn tản  trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Với chất son, sơn than, vàng, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián, Nguyễn Gia Trí đã tạo ra cho tranh sơn mài một vẻ đẹp lộng lẫy, một chiều sâu bí ẩn, đưa kỹ thuật sơn mài lên đỉnh cao khẳng định tầm quan trọng của chất liệu hội họa này trong nền mỹ thuật Việt Nam với tác phẩm Đình làng vào đám (1939) và thiếu nữ bên cây phù dung9 1944)

tranh thiếu nữ bên cây phù dung

tranh của họa sỹ Nguyễn Gia trí

Những năm 1960 - 1970, nghệ thuật của Ông có xu hướng thiên sang trừu tượng. Tuy vậy, cuối đời Ông lại trở về với thế giới lãng mạn đầy mộng mơ của những năm 40 với bức trah Bắc, Trung, Nam.

Bức tranh thiếu nữ trong vườn được trình bày như vườn hoa muôn màu sắc, trong đó các cô gái đang vui đùa, chạy nhảy, giá trị hiện thực toát lên từ hình khối, động tác. Sắc vàng kim được dát trên nền trời, trên những tấm áo điểm xuyết vỏ trứng, những vệt vàng lộng lẫy trên từng đường lượn như tôn thêm vẻ đẹp thanh tân thiếu nữ. Ở những tranh sơn mài có kích thước lớn, Nguyễn Gia Trí luôn mở rộng tầm nhìn thẩm mỹ , đặt cái cổ kính bên cạnh cái tân kỳ, cái lộng lẫy sang trọng bên cạnh sự mộc mạc, giản dị, ý tưởng hy vọng đặt bên cạnh sự hoài niệm...Đó cũng là cách sử lý khi thể hiện mặt bên kia của tấm bình phong mang tên Phong cảnh có cách vẽ khỏe khoắn, những mảng vỏ trứng, hình cây điển hình được viền bằng những mảng vào to rộng, nét chắc khỏe gợi về sự gần gũi chân quê của vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam.

tranh vùng quê của họa sỹ nguyễn gia trí
Nguyễn Gia Trí còn là một nhà biếm họa sắc sảo, bút danh Rai tơ( Right) với những tranh châm biếm chính quyền thực dân Pháp và đám quan lại phong kiến tay sai trên báo Phong hóa, báo Ngày nay. Ông là nhà đồ họa nổi tiếng với những tranh khắc gỗ màu mang đậm màu sắc dân gian.

 Nghệ sỹ đồ họa - Vũ Quốc Ái( Lê Lam)

Lê Lam sinh ngày 20/1/1931 tại Hải Bối - Đông Anh - Hà Nội 

Hiện Ông đang sống tại địa chỉ:  P17 nhà A3, F.Thành Công - Hà Nội

Ông là hội viên ngành Đồ họa năm 1957. Ông tốt nghiệp trường: Mỹ thuật khóa kháng chiến; Đại học mỹ thuật Quốc gia Kiep - Liên Xô.

Trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật Ông đã gặt hái được những thành công lớn với những giải thưởng mỹ thuật: Giải nhì hội họa, giải nhất tranh cổ động thập kỷ văn hóa, giai đồng ở Tiệp, Nhật, Iran về đồ họa sách Quốc tế.

Các tác phẩm chính của Ông là : Từng giờ từng phút hướng về Miền Bắc - bột màu năm  1955; Nhìn con - sơn dầu năm 1956; Má Bến Tre - sơn dầu năm 1968- 1985; Đường mòn Hồ Chí Minh - sơn mài năm 1986-1990.

TagsNghệ sỹ đồ họa