Hy Lạp cổ đại
Phần 1
Thế giới Hy Lạp
Lãnh thổ Hy lạp bao gồm lục địa Hy Lạp và vô số đảo nằm rải rác trong biển Êgiê ( Aege) và núi Ađriatic. Đây là một đất nước nhiều núi non với mùa hè khô, nóng và chỉ có mưa vào mùa đông. Những người Hy lạp phát triển như những cộng đồng nhỏ, độc lập và tách biệt với nhau bởi những vùng núi. Họ thường cạnh tranh với nhau để có những vùng đất tốt nhất bởi lẽ đất đai màu mỡ rất hiếm. Từ các cộng dồng này hình thành nên những "thành bang" và mỗi thành bang đều có bản sắc riêng. Người dân rất trung thành với thành bang quê hương cũng như với vị thần bảo trợ họ. Dôi khi các thành bang liên kết với nhau cùng phòng vệ, nhất là chống lại người Ba Tư trong giai đoạn giữa hai thập kỉ 490 cà 480 trước công nguyên. Người Hy Lạp có một nền văn hóa phát triển rực rỡ, ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn minh phương Tây qua nhiều thế kỷ liên tiếp tới tận ngày nay. Người Hy Lạp cổ đại đã đạt được những đỉnh cao về văn học, kịch nghệ, triết học, chính trị, thể thao và nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Nền văn mịnh Hy Lạp Phát triển rực rỡ nhất tại Athen vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên.
NHỮNG BỨC KOURO
Kouro ( tượng đồng nam khỏa thân bằng cẩm thạch) chủ yếu được chế tác vào thế kỷ VI trước công nguyên để trang trí đền thờ các vị thần, đặc biệt là thần Mặt Trời Apollo. Nhưng có thể có một số bức được tạo ra để tưởng niệm những chiến binh trẻ đã hy sinh trong chiến trận. Tượng đứng trong tư thế hai tay buông xuôi và một chân bước lên phía trước.
BẢO TÀNG ANH QUỐC
Kiên trúc bảo tàng Anh quốc ở Luân Đôn có hời hướng của kiến trúc Hy Lạp cổ điển. Phần đầu tiên của bảo tàng hoàn thiện năm 1827, còn khu nhà như hiện nay được hình thành dần trong vòng 30 năm tiếp theo. Tại đây có thể thấy nhiều hiện vật.
THẾ GIỚI HY LẠP CỔ ĐẠI
Tấm bản đồ này cho thấy nước Hy Lạp cổ đại và khu vực xung quanh. Nó bao gồm những thành phố do những người di trú đầu tiên từ chính quốc tiến về phía đông lập ra. Những người này định cư tại Ionia, một vùng duyên hải ỏe Tiểu Á. Tên các vùng viết bằng chữ hoa, còn tên các thành phố viết bằng chữ thường.
CÁC THÀNH QUÁCH
Aten là một thành phố quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại và còn là trung tâm của mọi hình thức nghệ thuật và học thuật. Trên khu thành cao Acropolis của thành phố có đền Parthenon thờ nữ thần Athena.
HY LẠP VÀ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI
Bảng này cho biết sự thăng trầm của Hy Lạp từ thời Minos đến cuối giai đoạn Hellennistic ( thời kỳ Hy Lạp hóa ). Có thể đối chiếu những sự kiện lịch sử này với các nền văn minh khác ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ
NIÊN ĐẠI TRƯỚC CN |
2000 – 1500 |
1500 – 1100 |
1100 – 800 |
800 - 480 |
480 – 323 |
323 - 30 |
CÁC SỰ KIỆN Ở HY LẠP |
Văn minh cung điện Crét ( thời Minos) |
Sự suy tàn của Knossos. Văn minh Maycenae phát triển và suy tàn |
Sparta thành lập những bài thơ của Homer ra đời |
Các khu dân Ionia và Biền Đen Được thành lập. Thế vận hội Olympic đầu tiên |
Những cuộc xâm chiếm của người Ba Tư. Bắt đầu chế độ dân chủ ở Athen. Sparta kiểm soát Pleloponnesus Kỷ nguyên pericles |
Maxêđoan phát triển. Sparta suy tàn. Cuộc đời của Alexander. Các cuộc chiến của những người kế tục Alexander |
GIAI ĐOẠN VĂN HÓA |
Thời kỳ Đồ Đồng |
Thời kỳ Đồ Đồng |
Kỷ nguyên Bóng tối |
Thời kỳ cổ xưa Thời kỳ cổ điển |
Thời kì cổ điển |
Thời Hellenistic |
CÁC SỰ KIỆN THẾ GIỚI |
Những nền văn minh thung lũng Indus ở Ấn Độ |
Đế quốc Hitti ở châu Á. Đế quốc Babylon. Nền văn minh Maya ở Trung Mỹ. Nhà Thương ở Trung Hoa |
Người Xentic đến Anh. Các khu dân cư Phoenici ở Tây Ban Nha, Văn minh Olmec ở Mêhicô |
Người Êtruri phát triển ở Italia. Kushite xâm chiếm Ai Cập , Roma thành lập. Đế quốc Assyri |
Khổng tử sinh ra ở Trung Hoa. Assyri chinh phục hạ Ai Cập, Đế quốc Ba Tư |
Người Toltec định cư ở miền Trung Mê hi cô, Nhà Tần ở Trung Hoa. Vạn lý trường thành được xây ở Trung Hoa |
CỐ UỐNG HÌNH ĐẦU LỪA
Đồ gốm sứ sơn trang trí tuyệt đẹp là một sản phẩm đặc biệt của người Hy Lạp, chủ yếu dùng để chứa, pha và uống rượu. Đây là một cái cốc hai quai đặc biệt mang hình đầu một con lừa.
HƯƠNG THƠM THẦN THÁNH
Hy Lạp chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Đông. Lọ nước hoa nhỏ bé mang hình một chú khỉ này do một nghệ nhân ở Naucratis chế tạo, đó là một thành phố thương mại của Hy Lạp tại châu thổ sông Nin ở Ai Cập. Theo truyền thuyết của người Ai Cập, thần Trí tuệ thoth đội lốt một con khỉ.
HẢI MÃ
Chiếc nhẫn vàng này có trang trí một con Hải Mã, loài ngựa biển có hai chân trước và phần thân sau là đuôi cá Heo hoặc cá.
CHẠY MARATÔNG
Điền kinh là một trò giải trí được ưa chuộng ở Hy Lạp cổ đại, Các trò chơi diễn ra như một phần của các lễ hội tôn giáo. Ba vận động viên chạy đua này được vẽ trên một chiếc bình dùng làm giải thưởng cho người thắng cuộc trong cuộc đua tại Đại hội thể thao Panathenaic ở Aten để tôn vinh nữ thần Athena.
Theo Tủ sách kiến thức thế hệ mới