Hy Lạp mở mang
Phần 4
Vào thế kỷ VIII trước công nguyên, Hy Lạp bắt đầu thoát khỏi kỷ nguyên Bóng tối. Các cơ sở thương mại bắt đầu được thiết lập ở nước ngoài, tới tận vùng châu thổ sông Nin ở Ai Cập. Vì dân số tăng lên và nông nghiệp của Hy Lạp không thể đáp ứng nhu cầu củ người dân được nữa, nên một số thành phố phải di dân sang cả phía đông và phía tây. Họ định cư ở miền nam Italia - Sicily - và các vùng khác ở phía tây Địa Trung Hải, còn ở phía đông là quanh bờ biển Đen. Một số dân di cư này rất giàu có. Người ta nói rằng dân Sybaris ở miền nam Italia ngủ trên những chiếc giường phủ đầy cánh hoa hồng, và trong thành phố không được nuôi gà trống để cư dân không bị đánh thức dậy quá sớm vào buổi sáng. Nền văn minh Hy Lạp chịu ảnh hưởng của những phong cách ngoại quốc. Phong cách Kỷ hà nổi bật với những hoa văn hình học đã mở đường cho một phong cách mới gọi là Đong phương hóa. Những đồ án chịu ảnh hưởng của phương Đông như sư ưng (đầu chim ưng mình sư tử) được đưa ra. Ai Cập và Syri là những nguồn chính. Corith, Rhodes và Ephesus trở thành đầu mối buôn bán với phương Đông và nhờ đó đã trở nên giàu có.
NHỮNG CON SƯ ƯNG VÀNG
Những con sư ưng bằng vàng này mang hơi hướng của phương Đông được tìm thấy trên đảo Rhodes. Chúng được làm ra vào thế kỷ VII trước công nguyên và đã từng được gắn vào một cặp hoa tai.
KÍCH CỠ ĐÀN ÔNG
Người Hy lạp thích đeo vòng trang trí hình đầu động vật. Chiếc vòng đầu sư tử mạ bạc này có thể từng được một người đàn ông đeo.
CUỘC CHIA TAY LƯU LUYẾN
Chi tiết này lấy từ cảnh một bình lớn trang trí theo phong cách Kỷ hà. Những nhân vật cứng nhắc khác được vẽ theo kiểu hình bóng. Người đàn ông ên phải đang tạm biệt người phụ nữ và bước lên thuyền. Có lẽ, đó là người anh hùng Odysseus đang nói lời tạm biệt với vợ mình là nàng Penelope trước khi chàng ra đi vì cuộc chiến thành Tơroa. Hoặc có lẽ đó là chàng Pairs bắt cóc nàng Helen.
HÀNG XUẤT KHẨU KỲ LẠ
Nhiều lọ nước hoa nhỏ được làm tại thành phố Corinth và xuất khẩu đi khắp đất nước Hy Lạp. Chúng thường có hình dáng kỳ dị và được trang trí rất đẹp. Nhân vật có cánh vẽ trên chiếc lọ này có thể là hiện thân của một vị thần gió.
Lọ nước hoa có thể là của vùng Thebes này có một cái vòi hình đầu sư tử. Mặc dù rất nhỏ nhưng trên thân nó có ba khoang hình vẽ. Ta có thể thấy một cuộc đua ngựa, cũng với những chiến binh đang điều hành. Ở phần đáy là một khoảng nhỏ xíu cảnh chó đuổi thỏ rừng. Miệng của chiếc lọ được đổ đây sáp ong để ngăn không cho hương thơm bên trong bay hơi.
CON CÓC SỨ
Vào thời kỳ này trong lịch sử Hy Lạp, người ta rất quan tâm đến nghệ thuật Ai Cập và người thợ thủ công làm ra sản phẩm này có thể đã sao chép mẫu của người Ai Cập. Nó cho thấy một người dàn ông đang quỳ giữ một chiếc bình mà nắp là hình con cóc, một linh vật trong tôn giáo Ai Cập. Đồ vật này được làm băng sứ, một chất liệu màu lục thường dùng để chế tạo đồ trang sức của người Ai cập.
MỞ MANG HY LẠP
Những khu dân cư mới được thiết lập tại những vùng có các hải cảng tốt và đất đai màu mỡ. Quá trình mở rộng này bắt đầu từ khoảng năm 1000 trước Công nguyên và kéo dài tới khoảng năm 650 trước Công nguyên. Chẳng bao lâu sau, những khu dân cư mới này trở nên độc lập với các thành phố quê hương ở Hy Lạp
BÌNH NƯỚC HOA BỊ KIM CHÂM
Bình nước hoa này có dang con chim được tìm thấy tại một khu dân cư buôn bán của người Hy Lạp ở Naucratis, vùng châu thổ sông Nin.
CHĂN NGỰA
Bốn con ngựa đất sét theo phong cách Kỷ hà này tạo thành cái quai trên nắp một chiếc bình đựng mỹ phẩm và gương lược của phụ nữ. So với những con ngựa được tạo dáng hoàn hảo hơn của nghệ thuật Hy lạp sau này, dường như chúng hơi thô mộc, nhưng ở chúng toát lên vẻ sống động mà ta cũng có thể thấy được ở các tạc phẩm bằng đồng thời kỳ này.
Theo Tủ sách kiến thức thế hệ mới