Quyền lực và chính trị ở Aten
Phần 6
Phần 5: Aten, thành phố của nữ thần Athena
Hy Lạp cổ đại gồm rất nhiều thành bang độc lập. Chỉ có một số ít người giàu còn có rất đông người nghèo. Thời kỳ đầu, các bạo chúa và địa chủ giàu có cai trị người nghèo. Ở Aten và một số thành bang khác, nhân dân đánh đuổi đám bạo chúa để dành lấy quyền lực và tự do. Hình thức chính quyền mới mẻ phát triển ở Aten này được gọi là chế độ dân chủ. Đại hội đồng là diễn đán chính của đời sống chính trị. Các cuộc họp diễn ra trên một quả đồi tên là Pnyx ở gần Acropolis. Một cuộc họp phải có mặt ít nhất 6000 người mới tiến hành được. Đại hội đồng đưa ra những quyết định quạn trọng - ví dụ có tuyên bố chiến tranh hay không. Một cơ quan chính quyền cao hơn gồm có Hội đồng 500 thành viên nhóm họp lại tai một tòa nhà lớn gọi là tholos. Thời kỳ chiến tranh, những quyết định về vấn đề phòng vệ thành phố do một nhóm 10 tướng lĩnh quân sự gọi là strategoi ( hội đồng tướng quân ) đưa ra. Những người này được bầu hàng trăm và có thể được bầu lại nhiều lần.
SOLON
Solon là một quý tộc và nhà làm luật, sống ở Aten trong khoảng từ 638 đến 538 trước công nguyên. Thời đó, những nông dân Hy Lạp nghèo thường bị bán làm nô lệ do họ không trả nổi nợ lần. Solon thông qua những đạo luật mới, bãi bỏ chế độnnô lệ do nợ nần và đưa quyền kháng án vào luật pháp Hy Lạp
CUNG ĐIỆN WESTMINSTER
Nhiều chính phủ hiện đại chịu nhiều ảnh howngr của hệ thống dân chủ phát triển ở Aten vào thế kỷ V trước công nguyên. Từ " dân chủ" là tiếng Hy Lạp có nghĩa là " quyền lực của nhân dân". Tuy nhiên, chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại rất khác với ngày nay - một bộ phân đáng kể trong xã hội Hy Lạp, gồm phụ nữ, người nước ngoài và nô lệ, không được bầu cử
PERICLES
Pericles là một chính khách và tướng lĩnh của Aten. Là một nhà hùng biện, năm nào ông cũng được bầu làm strategos ( tướng quân ) từ năm 443 đến năm 429 trươc công nguyên. Dưới sự cai trị của ông, Aten rất thịnh vượng và ông chịu trách nhiệm tái thiết Acropolis sau khi nó bị phá hủy trong các cuộc chiến với người Ba Tư ( những năm 490 đến 480 trước công nguyên ). Trên phiên bản kiểu La Mã này của một bức tượng bán thân kiểu Hy Lạp, tên ông được khắc bằng tiếng Hy Lạp.
CHÚ BÉ GIÀY ỐNG
Bức tượng đồng nhỏ này là một chú bé châu phi đang cầm một chiêc giày. Xã hội Hy Lạp dựa vào những người nô lệ. Một số là tù binh chiến tranh, một số là những người nước ngoài bị mua từ kẻ buôn nô lệ. Hầu hết công việc nhà ở các gia đình Hy Lạp giàu có do nô lệ làm. Các công việc nặng nhọc khác, như làm việc trong các mỏ bạc ở miền nam Hy Lạp, cũng do nô lệ thực hiện. Một số ít may mắn có thể được chủ trả lương và có thể chuộc lại tự do cho mình. Số khác, chẳng hạn các gia sư được thuê dạy cho con cái cá gia đình giàu có, có thể đươc đối sử kính trọng, nhưng đa số phải chịu chung cảnh sống lao dịch.
THEMISTOCLES ĐI ĐÀY
Đồng xu này mang hình một thủ lĩnh của Aten la Themistocles, người có thành tựu chính là sáng lập hạm đội giúp người Hy Lạp phá tan quân Ba Tư trong trận Salamis năm 480 trước công nguyên. Sau đó, ông bị trục xuất khỏi Aten. Khi công dân muốn trục xuất một chính trị gia, họ viết người đó lên một mảnh gốm rồi đếm. Nếu có hơn 6000 mảnh thì chính trị gia đó phải rời khỏi Aten trong 10 năm.
NGÔN TỪ CỦA ĐỒNG
Tấm thể đồng này có khắc một hiệp ước giữa người Elis và các công dân Heraea ở Arcadia thuộc miền nam Hy Lạp. Hiệp ước có giá trị trong 100 năm và hai bên cam kết sát cánh bên nhau, nhất là trong chiến tranh. Nếu một bên nào đó không tuân thủ hiệp ước thì sẽ phải chịu phạt một talăng ( ssown vị đo trọng lượng thời cổ) bạc.
THẺ PHÁN XÉT
Tấm thẻ hình chữ nhật này ghi lại một hiệp ước giữa hai thành phố Oeantheia và Chaleion. hai bên nhất trí rằng cần có một quy trình pháp lý để giải quyết những tranh chấp về sở hữu đất đai và những hình phạt đặt ra nếu một bên phá hiệp ước
KHO BÁU CỦA CHIẾN THẮNG
Trận Marathon là một chiến thắng nổi tiếng của người Hy Lạp trước người Ba Tư năm 490 trước công nguyên. Chẳng bao lâu sau đó, tòa nhà bằng cẩm thạch này được người Aten xây dựng tại Delphi như một biểu tượng của chiến thắng. Đó là kho báu chứa đầy chiến lợi phẩm lấy được của người Ba Tư, một sự thể hiện đầy uy tín của Aten và cũng là một lễ vật tôn giáo dâng thần Apollo tại thánh điện linh thiêng nhất của thần. Nó đứng tại một vị trí nổi bật bên cạnh Thánh Đạo chạy ngoằn ngoèo tới ngôi đền. Kho báu này là một minh chứng sinh động những mối liên hệ gần gũi giữa tôn giáo và chính trị Hy Lạp cổ đại.
Theo tủ sách kiến thức thế hệ mới