Sapa qua nét vẽ của con trai Tô Ngọc Vân

Phảng phất trong tranh ông là tình yêu đặc biệt dành cho thiên nhiên, con người phố núi.     

Họa sĩ Tô Ngọc Thành sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 1946, ông theo gia đình tản cư, và sau đó cùng trường Cao đẳng mỹ thuật chuyển về chiến khu Việt Bắc. Cố danh họa Tô Ngọc Vân, cha ông, là hiệu trưởng đầu tiên của trường này.       

tranh thiếu nữ dân tộc Hmong ơ sapa   

"Thiếu nữ Hmong" - tranh Tô Ngọc Thành      

Theo các tin tức được tìm hiểu, Tô Ngọc Thành bắt đầu vẽ từ năm 4 tuổi. Suốt tuổi thơ sống ở miền núi, tâm hồn ông đắm chìm trong không gian bao la của đại ngàn, cũng như trong lối sống gần gũi với thiên nhiên, bình dị của người dân nơi đây. Những tình cảm này tự nhiên đi vào sáng tác hội họa của ông. Ông từng tâm sự, ngày bé, ông không chỉ được cha là họa sĩ Tô Ngọc Vân mà còn được các danh họa Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái... dẫn đi rong ruổi khắp nơi để thưởng ngoạn cảnh đẹp đất nước.     

Trở về Hà Nội từ 1954, họa sĩ vẫn luôn tìm cơ hội trở lại miền Tây Bắc thuở nào để tìm cảm hứng sáng tác. Tô Ngọc Thành luôn chủ trương phải vẽ tại chỗ, không thể vẽ Sapa khi đang ngồi ở Hà Nội. Chính vì thế, những năm sau này, thời gian ông ở Sapa còn nhiều hơn ở thủ đô. 

tranh sơn dầu bản làng ở Sapa       

"Xin Chải" - tranh Tô Ngọc Thành    

Từ năm 1982 đến nay, Những thông tin moi được hé lộ thêm Tô Ngọc Thành tham gia nhiều triển lãm chung, riêng trong nước và các nước trên thế giới như: CH Czech, Mỹ, Pháp, Nhật, Bungary, Đức... Ông từng đoạt nhiều giải thưởng, như: giải nhất họa sĩ phim hoạt hình 1980, giải đặc biệt của báo chí Liên Xô tại Moscow, Giải thưởng bìa sách và minh họa đẹp cho thiếu nhi 1982-1983, giải nhất đồ họa toàn quốcc (1975-1985), giải nhất biểu trưng xóa đói giảm nghèo 1995...     

Ông có tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương (Ba Lan) và các bộ sưu tập tư nhân ở nhiều nước trên thế giới.

TagsSapa qua nét vẽ của con trai Tô Ngọc Vân